***Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, nhà quân sự, nhà văn, nhà thơ mà còn nổi tiếng vì thông thạo nhiều ngôn ngữ. Nhân ngày 2-9, cùng tìm hiểu các phương pháp học ngoại ngữ của Bác Hồ kính yêu thông qua bài viết dưới đây!***
Nội dung
Học ngoại ngữ cùng người bản xứ.
Trên chuyến tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin khởi hành vào 5/6/1911, Bác đã học tiếng Pháp cùng người bản xứ. Mỗi khi rảnh rỗi, Người lại tìm đến hai người lính giải ngũ Pháp để học tiếng Pháp từ họ. Mỗi khi gặp từ nào khó hiểu, họ sẽ giải thích cho Bác về từ đó bằng chính tiếng Pháp. Điều này giúp Bác có được tư duy suy nghĩ bằng tiếng nước ngoài.
Khi Bác sang Liên Xô, Người đã học tiếng từ các người bạn cộng sản Nga. Với tinh thần ham học hỏi và không sợ sai, Bác đã có thể nói được tiếng Nga chỉ sau vài tháng học cùng người bản xứ.
Tự tạo ra môi trường học ngoại ngữ cho bản thân.
Bác Hồ đã tự đem ngoại ngữ “gắn” vào đời sống thường nhật của Người. Bác chia sẻ rằng mình thường ghi những từ vựng cần học thuộc vào tay để vừa làm vừa có thể nhẩm lại các từ đó. Trong quá trình làm việc, Bác sẽ nhìn đồ vật xung quanh và nhẩm lại từ vựng tương ứng. Cái này trong tiếng Pháp là gì? Đọc như thế nào? Đặt câu ra sao?
Sau mỗi ngày làm việc, Bác sẽ đọc vài trang tiểu thuyết. Điều này vừa giúp Người giải trí, thư giãn đầu óc cũng như trau dồi thêm kiến thức. Bác thường tìm đọc các tác phẩm của Tônxtôi để học tập cách dùng từ, đặt câu sao cho hấp dẫn và chính xác.
Sang nước Anh, Bác Hồ ngay lập tức tìm một công việc để làm thêm, vừa kiếm tiền vừa học tiếng Anh. Sớm chiều người thường ra vườn hoa Hay-dơ, nơi có nhiều cây to và cột đèn để tự học tiếng Anh. Người từng chia sẻ rằng chọn nơi này “vì ở đó thời tiết thường rất lạnh, nên khi học sẽ không thể buồn ngủ được”.
(cre: internet)
Giữ cho mình một mục tiêu “cao cả” (với bác đó là phụng sự cho sự nghiệp giải phóng dân tộc).
Với phương châm, học ngoại ngữ để tìm đường cứu nước, Người đã xác định biết tiếng Tây để hiểu Tây, và hiểu Tây thì mới thắng được Tây. Chính niềm mong mỏi giải phóng cho đồng bào đã tạo động lực cho Người học hỏi các thứ tiếng khác để học được những tinh hoa của nhân loại, nêu cao tinh thần cộng sản quốc tế,…
Chúng ta đều biết rằng Người là chủ bút của những tờ báo cộng sản nổi tiếng được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau đặc biệt là các tờ báo được viết bằng tiếng Pháp với những lập luận chặt chẽ, đanh thép, từ ngữ sắc bén đã bóc trần được tội ác của Thực dân và giác ngộ cách mạng cho người dân Việt Nam. Việc học ngoại ngữ để viết báo song song với viết báo để học ngoại ngữ của Người là tiêu biểu cho động lực học bền bỉ, mãnh liệt.
Học ngoại ngữ gắn liền với tìm hiểu lịch sử văn hóa.
Một phương pháp học ngôn ngữ rất độc đáo của Bác đó chính là tìm hiểu lịch sử văn hóa của các quốc gia trong quá trình học ngôn ngữ. Trong thời gian ở London, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học. Bác đã dành nhiều thời giờ để nghiên cứu lịch sử thế giới. Bác học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa. Người thường tìm hiểu nền văn hoá và lịch sử nước Anh, Mỹ. Riêng tài liệu nói về Mỹ của Bác đã lên đến hàng mấy trăm bài. Trong đó có các thể loại khác nhau, đề cập toàn diện và sâu sắc đến nước Mỹ. Với Bác, việc đọc nhiều sách báo của Mỹ, học tiếng Anh để hiểu tường tận hơn thế giới và để lãnh đạo cách mạng một cách khoa học hơn…
Học ngoại ngữ bền bỉ, suốt đời.
Khi hoạt động bí mật ở Xiêm (Thái Lan), muốn gây thiện cảm với nhân dân địa phương, gần gũi họ để dễ bề hoạt động cho cách mạng Việt Nam, Bác đã trao đổi với các cán bộ cùng đi là cần phải học tiếng Thái Lan càng sớm càng tốt. Vì vậy mà trong suốt 3 tháng, ngày nào Bác cũng bền bỉ học 20 từ Thái Lan một ngày, do đó mà Bác đã thông thạo việc nói và viết bằng tiếng Thái.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan kể, ai cũng biết Bác Hồ rất giỏi ngoại giữ và biết 9 thứ tiếng. Vào những năm đầu 1960, và khi đó Bác cũng đã cao tuổi nhưng vẫn chăm chỉ học ngoại ngữ. Ông Vũ Khoan nói cả đời ông chưa thấy ai chăm học ngoại ngữ như Bác.
“Có lần tôi đến dịch cho Bác, trong khi chờ khách đến, tôi thấy Bác mở hộp thuốc lá ra, trong hộp có một mảnh giấy, Bác lẩm nhẩm đọc. Khi ấy tôi không dám hỏi, nhưng nghe thì thấy Bác lẩm nhẩm tiếng Nga. Tôi mới hỏi: ‘Bác vẫn học ạ?’ Bác trả lời vì ít dùng tiếng Nga nên Bác quên mất”, ông Vũ Khoan kể.
Ngưỡng mộ Bác không chỉ ở phương pháp học mà còn ở tinh thần và ý chí bền bỉ, kiên cường trong việc học ngôn ngữ. Xã hội hiện đại với nhiều công cụ trợ giúp học ngôn ngữ cũng không thể nào giúp bạn giỏi ngoại ngữ nếu bạn không có sự kiên trì, bền bỉ và phương pháp đúng đắn.
Hãy để VuLuu - Education Consultant giúp bạn khám phá hành trình học Tiếng Anh. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ.
#VuLuu #VuLuuEducation #EduforAll #Edu4All #storyteller #BácHồhọcngoạingữ #họcngoạingữ #LanguageMastery #EffectiveLearning #LearnerSuccess
Comments