***Câu chuyện học ngoại ngữ là một câu chuyện....
về thứ ngôn ngữ của “bà ngoại” truyền lại cho mẹ, và truyền lại cho ta. Nên chúng ta gọi nó là “tiếng mẹ đẻ – mother tongue”.
Tiếng Việt cũng từng là ngoại ngữ khi chúng ta sinh ra, và chúng ta được nghe từ những tiếng gọi đầu tiên. Con à, gọi bố mẹ ông bà cô dì chú bác, cậu mợ anh chị em cháu… đi.
Quá nhiều tiếng Việt bắt đầu ùa vào đầu chúng ta, và dĩ nhiên, thông qua tai chúng ta, và thế là chúng ta quen với tiếng Việt, thật tuyệt!
Vì chúng ta cũng có thể làm thế với tiếng Anh, và các ngôn ngữ khác.
Hãy đọc tiếp để xem những chia sẻ về cách “luyện nghe” tiếng Anh nhé!***
Hôm nay sẽ nói với các bạn về 2 kiểu luyện nghe, một là thụ động (passively) và hai là chủ động (actively)
Nội dung:
1/ Passively
Rất nhiều bạn biết đến câu chuyện này, nhưng vẫn phản ánh là phương pháp này chẳng vui lắm, chẳng hiệu quả lắm, cứ cắm tai nghe vào nghe mà không hiểu là nghe cái gì thì…chả thấy tiến bộ.
Mình chưa nói đến đồng tình hay không nhưng câu chuyện khoa học đã chỉ ra rằng việc tai bạn quen với một thứ ngôn ngữ nào đó sẽ giúp ích nhiều cho việc học ngôn ngữ của bạn chắc hẳn sẽ giúp các bạn tin tưởng hơn vào phương pháp này, chỉ là vì thụ động “để nước cuốn trôi” thì các bạn cứ phải từ từ mới tới được cái đích mong muốn. Còn nếu muốn chủ động tới đích, thì hãy lựa chọn cuộc sống chủ động hơn.
Thế nên hôm nay hãy tạm bỏ qua câu chuyện passively, hãy đi vào một phương pháp cam kết đem lại hiệu quả cho các bạn là:
2/ Actively
Cái tên nói lên…đôi điều rồi đúng không, chính là chủ động nghe, chủ động hiểu những gì bạn được nghe.
Hãy tìm những suy nghĩ phản đối nhé, cơ chế phòng vệ tự động của suy nghĩ sẽ khiến cho các bạn luôn sống trong ngờ vực mà không thể tiếp thu được điều gì mới đâu, giống như việc cố gắng rót nước vào một cái cốc, nhưng cái cốc ấy có nắp, và nắp đang đóng lại ấy, nên là đọc tiếp một chút nữa xem sao nhé.
Cụ thể hơn của phương pháp này thì người ta gọi là nghe chép chính tả, nhưng nó sẽ chia ra làm vài bước như này, để cho nó đỡ bị hoảng sợ. Có hai trường phái, mình kể luôn cả 2 cho các bạn tự xem cái nào phù hợp với mình thì xài, khỏi lo cái này thế lọ cái kia thế chai nghen.
a/ Nghe có script đến nghe không cần script
Cụ thể hơn, thì hãy chuẩn bị file nghe + script của bài nghe đó, nhớ đừng lấy bài nghe dài, ngắn thôi, hội thoại 2 người, hoặc một bài đọc ngắn. Theo dõi file script, đọc trước, chuẩn bị các từ vựng chưa biết, xem cách phát âm để biết âm đó được đọc ra sao, có thể tham khảo thêm phần nghĩa.
Với việc chuẩn bị trước phụ đề của bài nghe, các bạn sẽ làm cho tâm lý hoang mang không biết gì ít đi và tinh thần tự tin sẵn sàng cho bài nghe hơn. Chúc may mắn nhé!
b/ Nghe không script đến nghe có script
Phương pháp này thì ngược lại phương pháp bên trên, sau khi các bạn đã tự tin hơn một chút về khả năng nghe của mình, các bạn có thể bắt đầu nâng cao hơn nữa việc luyện nghe bằng cách…cứ thế nghe thôi, không cần nhìn script nữa. Các bạn nghe lần 1 chắc chưa nghe được hết, rồi nghe lần 2, rồi nghe lần 3, đến lúc không thể nghe được thêm thì bắt đầu lấy giấy bút ra chép lại. Nghe đến đâu chép đến đó, rồi tập trung vào nghe những từ đằng trước hoặc đằng sau bên cạnh những từ đã nghe được, giống như kiểu lấp dần vào chỗ trống, các bạn sẽ có thể nghe được và chép lại được thì việc tập trung nghe sẽ giúp các bạn nghe thêm được nhiều hơn đó.
Và chúc may mắn với nghe chép nhé!
Và như vậy thì nghe nhiều, tai bạn sẽ quen hơn với tiếng Anh, rồi đến một ngày kia bạn sẽ có thể bật ra chính những gì các bạn nghe được.
Vẫn có câu the more you listen, the better you speak đó, vậy nên hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc giữa chừng nhé.
Tìm hiểu thêm về các khóa học tại VuLuu Education để cùng chinh phục mục tiêu học nói Tiếng Anh lưu loát nhé
Hãy để VuLuu - Education Consultant giúp bạn khám phá hành trình học Tiếng Anh. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ.
VuLuu
#VuLuu #VuLuuEducation #EduforAll #Edu4All #storyteller #EducationConsultant #StudySmart #Englishlistening #practicelistening
Comments